Tổng hợp hình phạt của Google (phần 1) - Dịch vụ seo

Tổng hợp hình phạt của Google (phần 1)

Google là một công cụ rất tuyệt vời, nó cung cấp cho chúng ta nguồn thông tin phong phú hàng ngày, đồng thời giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Để trở nên hữu ích với người dùng, Google càng ngày càng có nhiều thuật toán hay hình phạt giúp kiểm soát thông tin mà các website đăng tải. Việc này giúp người dùng có thể tìm thấy nội dung tốt nhất và hữu ích nhất.
Vì những lợi ích mà Google mang lại, rất nhiều anh chị em cố gắng cày kéo để ranking từ khóa cho website của mình. Tự nhiên, vào một ngày đẹp trời nào đó, từ khóa của bạn bỗng bay top, lượng traffic, index cũng giảm đi một cách khủng khiếp… mà bạn không hề biết nguyên nhân tại sao thì rất có thể bạn đã bị dính hình phạt của Google.

tong-hop-cac-hinh-phat-cua-google

Những hình phạt phổ biến của Google mà bạn nên biết 

Đã làm Seo thì không thể không biết tới các thuật toán của Google, mình chơi trên sân chơi của Goolge thì hãy tuân theo các nguyên tắc mà nó đề ra. Thuật toán đầu tiên mà mình muốn đề cập tới chính là Google Panda.

1. THUẬT TOÁN GOOGLE PANDA

Thuật toán Google Panda được Google khai sinh ngày 24/2/2011. Mục đích chính của Google khi cho ra đời thuật toán này là nhằm giảm thứ hạng của các website kém chất lượng trên bộ máy tìm kiếm.

KHI NÀO BẠN CÓ THỂ BỊ DÍNH GOOGLE PANDA?

tong-hop-cac-hinh-phat-cua-google.1
_ Nội dung kém chất lượng, sao chép copy.
_ Số lượng quảng cáo lớn.
_ Link Spam quá nhiều.
_ Backlink tăng đột ngột trong thời gian ngắn.
_ Không có nội dung mới.
_ Website vi phạm bản quyền.
_ Thời gian onsite của người dung quá ngắn, tỷ lệ thoát cao, tỷ lệ quay lại thấp sẽ bị đánh giá kém.
_ Phát triển mạng xã hội không tự nhiên, sử dụng các hình thức Auto.
Đây là thuật toán khiến nhiều Seoer khổ sở nhất, mục đích chính của thuật toán này nhắm đến chính là nội dung Website của bạn. Hãy chú trọng tới việc viết nội dung, cống hiến cho người dùng và tối ưu onpage thì website của bạn không những sẽ thu hút được khách hàng mà còn bình yên và vững top sau mỗi lần cập nhật thuật toán.

2. THUẬT TOÁN GOOGLE PENALTY

Bị dính thuật toán Google Penalty nghĩa là bạn đã bị Google sút thẳng vào mặt, lượng index giảm nhanh như bị bốc hơi, bạn không còn được phép hiển thị trên cả kết quả tìm kiếm tự nhiên lẫn Adwords. Lỗi này được đánh giá là nặng nhất khi bạn vi phạm các nguyên tắc của Google.
NHẬN BIẾT KHI BỊ DÍNH THUẬT TOÁN GOOGLE PENALTY

tong-hop-cac-hinh-phat-cua-google.2
Khi dính thuật toán, trước hết, bạn sẽ nhận được thông báo từ chối liên kết của website từ Google hoặc nhận được thông báo trong Webmaster Tools.
Sau đó, khi bạn gõ vào Google “site:domain.com” và không thấy list ra một link nào của site thì bạn chính thức bị dính thuật toán Google Penalty. (Tất nhiên là trừ các website chưa bao giờ được index nhé). Bên cạnh đó, có 4 dấu hiệu dễ nhận biết nhất:
_ Lượng traffic giảm đột ngột một cách khủng khiếp chỉ sau một ngày.
_ Index và tốc độ index giảm nghiêm trọng.
_ Website bị mất PR.
_ Tốc độ Crawl nội dung của website bị giảm hẳn.
Khi dính thuật toán Google Penalty, bạn cần bình tĩnh để phân tích vấn đề. Hãy xem lại nhật ký SEO của mình. Rà soát lại những liên kết mà bạn đã xây dựng trong webmaster tool và loại bỏ những liên kết không tự nhiên, mang tính chất SPAM.
Các liên kết được phân ra nhiều loại:
_ Liên kết không tìm thấy hoặc đến các trang không tồn tại.
_ Liên kết đến các trang web copy nội dung từ các trang web khác (hãy từ chối các liên kết này ngay lập tức)
_ Liên kết đến các trang khiêu dâm, ma túy, casino, những blog tràn ngập comment spam, diễn đàn đặt chữ ký Spam (từ chối tiếp các liên kết này).
_ Liên kết bằng anchortext chính xác: Có nhiều anchortext chính xác cùng trỏ về một landing pages sẽ rất không tự nhiên, hãy xóa những liên kết này nhé.
_ Liên kết với các domain đang bị phạt, nếu bạn chơi với bạn xấu, bạn cũng sẽ bị đánh giá không tốt. vì vậy, hãy loại bỏ liên kết với người bạn xấu này.
_ Liên kết nằm trong một mạng lưới các liên kết nhằm tăng PR hoặc thứ hạng tìm kiếm. (Bạn có thể đặt Nofollow cho các liên kết này)
Để từ chối liên kết xấu hãy dùng Google Disavow Link. Ngoài ra, còn một số liên kết có thể giữ lại khácnhư link nofollow, liên kết từ mạng xã hội, liên kết tự nhiên.
Khi đã xác định được liên kết xấu hãy list chúng vào bảng tính và gửi cùng yêu cầu xem xét lại website để chứng minh với Google bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề.
Trên đây là 2 hình phạt đáng sợ của Google, hy vọng những kiến thức này có thể giúp các bạn tránh hoặc nhận biết được tình trạng bị dính thuật toán để có cách giải quyết hợp lý.

Nguồn tổng hợp