Bạn hiểu gì về thẻ miêu tả - Dịch vụ seo

Bạn hiểu gì về thẻ miêu tả

Thẻ mô tả là một trong những thẻ tag mà mỗi trang có hoặc nên có. Nó không đóng vai trò trực tiếp làm tăng thứ hạng (một lí do khiến nó bị bỏ qua), nhưng lại rất quan trọng trong việc thu hút traffic bởi nó làm tăng khả năng nhấp chuột trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm.

Thẻ mô tả (phần lớn) xuất hiện nhiều nhất trong kết quả tìm kiếm, và nó đóng vai trò như một đoạn quảng cáo ngắn gọn. Do vậy, thẻ miêu tả cần phải hấp dẫn, liên quan đến truy vấn của độc giả và bao gồm các lợi điểm bán hàng độc nhất USPs hay những từ ngữ kêu gọi hành động call to actions, tùy thuộc vào trang liên quan tới truy vấn.

* Có một số trường hợp Google sẽ sử dụng những nội dung khác để hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm. Nếu bạn dùng dữ liệu dạng bảng trên trang, hoặc Google tìm thấy những phần nội dung khác liên quan hơn, nó sẽ lấy phần đó để đưa lên snippet trên trang kết quả.

meta-description

Vậy tại sao nó quan trọng?

Như đã đề cập ở trên, thẻ mô tả có thể trực tiếp ảnh hưởng đến lưu lượng traffic. Miêu tả càng hay, tỷ lệ nhấp chuột và lượng traffic vào trang càng nhiều.

Bên cạnh việc tăng lưu lượng truy cập, thẻ miêu tả còn là cơ hội để thể hiện sự độc đáo trong công việc kinh doanh của bạn. Là một blogger, tôi thích nội dung trên trang của mình phải thân thiện, thú vị và hài hước. Tôi cố gắng thể hiện được những tiêu chí đó trong thẻ miêu tả. Mặc dù nó không phải áp dụng cho tất cả các trang. Nếu trang web của dành cho những khách mua hàng có ngân sách hạn chế, thì phần miêu tả bạn nên tập trung đề cập tới giá trị sản phẩm và giá cả hơn là tạo tính hài hước cho nó. Nếu trang cung cấp các thông tin hướng dẫn “làm sao để…” cho những nhà leo núi không chuyên, thì nên miêu tả chi tiết trang của bạn sẽ giúp ích được cho họ như thế nào.

Nên lưu ý một điều là khi không có đồ thị mở nào trên trang, Facebook và một số trang mạng xã hội chia sẻ khác nên bao gồm thẻ miêu tả khi chia sẻ trang lên đó. Như thế sẽ giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột nhờ vào số lượng likes và chia sẻ mà bạn nhận được từ các trang mạng xã hội kia. Nó cũng đáng chú ý là trong trường hợp không có bất kỳ thẻ đồ thị mở trên trang web của bạn , Facebook và các trang web chia sẻ xã hội khác sử dụng thẻ mô tả khi trang của bạn được chia sẻ. Điều này có nghĩa mô tả meta của bạn có thể trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng nhấp chuột, thích và chia sẻ thêm bạn nhận được từ các mạng xã hội.

Mẹo viết thẻ miêu tả hay

1. Giải quyết được vấn đề

– Mọi người thường tìm kiếm để tìm câu trả lời cho một câu hỏi nào đấy, mua săm trực tuyến cũng vậy (họ tìm sản phẩm và giá tốt nhất, giao hàng nhanh nhất, vv…). Vì vậy thẻ miêu tả nên là câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi đó. Vi dụ “Xu hướng mùa đông, váy ren đen dễ thương cho bạn gái điệu đà, size S. M. L, giảm giá cực mạnh, mua ngay hôm nay để được giao hàng miễn phí.…”.
Thẻ miêu tả, người bạn thân bị quên lãng

Chú ý thẻ mô tả nên bao gồm các thông tin sau:
– Xu hướng mùa đông, váy ren đen.. KHUYẾN KHÍCH
– Dễ thương cho bạn gái điệu đà. THÊM PHẦN LÔI CUỐN
– Kích thước S, M, L . THÔNG TIN
– Giảm giá cực mạnh . ƯU ĐÃI
– Mua ngay hôm nay để được giao hàng miễn phí. KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG VÀ ĐẢM BẢO

2. Bao gồm chữ viết hoa

meta-descriptions1

– Google Adwords không cho phép bạn sử dụng chữ Hoa trong quảng cáo trả tiền. Nhưng bạn có thể sử dụng nó trong thẻ miêu tả để tạo sự thu hút.

3. Dùng các con số

– bất kỳ khi nào có thể dùng số thì nen tận dụng. Con số thường dễ bắt mắt hơn chữ viết (ví dụ như Giảm giá 50%, top 10 công ty, giải thưởng năm 2013).

4. Kêu gọi hành động

– Nếu bạn đang bán một sản phẩm hay dịch vụ, hãy cố gắng kết thúc thể miêu tả bằng một cụm từ kêu gọi hành động. Nên nhớ đoạn miêu tả này chính là quảng cáo của bạn cho sản phẩm. Vì thế hãy khuyến khích mọi người “mua ngay hôm nay”, “bạn sẽ tiết kiệm được …%”, “xem chi tiết sản phẩm tại đây…”. Hãy thử xem, nó thực sự hiệu quả.

5. Thông tin chủ chốt

– Kích thước, số lượng, kiểu mẫu, màu sắc , giao hàng ngay ngày hôm sau , gần trung tâm thành phố hoặc số năm trong nghề của bạn có thu hút khách hàng không? Nếu có, đừng bỏ phí những chi tiết này trong phần miêu tả.

6. Tạo dấu ấn riêng

– Như đã nói ở trên, hãy viết theo phong cách riêng của bạn mà bạn thấy nó phù hợp. Ví dụ như tôi chưa biết nên chọn văn phòng luật sư nào trên trang kết quả để nhờ tư vấn, nhưng tôi có khả năng sẽ click chuột vào trang có phần mô tả nào có sự đảm bảo và chào đón nhiệt tình.
meta-descriptions 2

7. Thể hiện

– Bạn có thể đề cập đến tên hoặc khẳng định mình tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh theo cách nào đó ? Ví dụ : “Để mặc đồ như David Beckham …” sẽ thu hút nhiều sự chú ý của mọi người hơn. Hay “Bình chọn tốt nhất 3 năm liên tiếp…” sẽ cho bạn một lợi thể cạnh tranh hơn hẳn.

8. Sử dụng hình thức so sánh nhất

– Tương tự như ở trên, đừng tự đánh giá thấp mình hay nội dung trang của mình. “Hãy xem mẫu thiết kế mới tuyệt đẹp…” sẽ hơn hẳn “Chúng tôi bán đa dạng các loại quần áo…”.

9. Miêu tả ít hơn hoặc bằng 155 ký tự

– Đoạn tin nhắn lôi cuốn mà bạn muốn nhắn gửi tới khách hàng sẽ bị cắt bỏ nếu bạn vượt quá giới hạn ký tự cho phép này.

10. Định dạng

– Đầu tiên, bạn sẽ tìm cách gây được sự chú ý của mọi người, sau đó đưa ra khẳng định tại sao khách hàng nên chọ trang của bạn. Kế tiếp là cụm call to action. Xem lại ví dụ về chiếc váy ren ở trên.

“Xu hướng mùa đông, váy ren đen dễ thương cho bạn gái điệu đà, size S. M. L, giảm giá cực mạnh, mua ngay hôm nay để được giao hàng miễn phí…”

11. Đảm bảo thông tin phù hợp

– Không được sử dụng thông tin đã lỗi thời, hoặc nếu không thì hãy kịp thời sửa chữa cho phù hợp. Giờ đã là cuối năm 2013 rồi mà còn để thông tin “Điện thoại thông minh phiên bản mới nhất năm 2009 ngay tại đây…” thì thật đáng buồn.

Thẻ mô tả cho các trang web lớn

Có lẽ bạn sẽ thắc mắc là làm sao để viết đoạn miêu tả đặc sắc cho một website mà có cả trăm trang con trên đó? Đừng tuyệt vọng! Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là tạo ra giao thức để nhà phát triển web có thể thiết kế và chỉnh sửa thẻ miêu tả cho các trang quan trọng nhất sau này. Ví dụ, nếu bạn bán da dạng các loại ga trải giường của nhiều thương hiệu khác nhau:

Giá rẻ nhất cho bộ chăn ga gối [CHÈN Tên thương hiệu] đây! Giao hàng ngay hôm sau cho tất cả các mã sản phẩm [Chèn tên loại sản phẩm]. Hãy là nhà tiêu dùng thông thái. Mua ngay!.

Chuyển thành:

(Thương hiệu Dorma, bộ chăn ga gối đệm cho giường 4 chân)

Giá rẻ nhất cho bộ chăn ga gối Dorma đây! Giao hàng ngay hôm sau cho tất cả các mã sản phẩm bộ sản phẩm chăn ga gối đệm cho giường 4 chân. Hãy là nhà tiêu dùng thông thái. Mua ngay!

Tiếp tục như vậy cho tới hết

Matt Cutts gần đây nói rằng thà không có thẻ miêu tả còn hơn có nhiều mà bị trùng lặp, vấn để này thường xảy ra với các trang lớn. Không có thẻ miêu tả không phải là điều tốt cho trang web, khi mà bạn đang muốn điều khiển yếu tố thu hút lượng traffic và rằng giao thức cho miêu tả của các trang lớn là giải pháp tối ưu.

Công cụ hữu để có thẻ miêu tả tốt hơn

– Screaming Frog SEO Spider – Cho phép bạn xem tất cả các thẻ mô tả của mình và đối thủ.

– SEOmofo snippet Optimizer – cho phép bạn xem trước sự xuất hiện của thẻ miêu tả trên trang tìm kiếm.

Tóm lại

Tôi hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn thêm chút kiến thức về giá trị của thẻ miêu tả và làm thế nào để bạn tạo được thẻ miêu tả tốt để tăng traffic. Những điều tôi chia sẻ trên đây cũng có thể áp dụng cho các yếu tố onpage khác như thẻ tiêu đề, bản sao các trang con trên website. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Nguồn Tổng hợp